Thực trạng phát triển nông thông và nhiều tầng lớp bỏ lại phía sau

Nhiều tầng lớp người dân trong một số lĩnh vực bị bỏ lại phía sau như thu nhập thấp, môi trường sống không đảm bảo, điều kiện hạ tầng khu dân cư hạn chế. Những khu vực phổ biến xảy ra như:

  • Người dân ở các vùng nông thôn;
  • Lao động phổ thông ở các khu vực đô thị;
  • Người dân ở các vùng biển, đảo gắn với tài nguyên biển;
  • Người dân địa phương ở các vùng có tài nguyên thiên nhiên rừng nguyên sinh, khu bảo tồn, di tích lịch sử.

Những hạn chế trong việc phát triển các vùng nông thôn và vùng ven các đô thị

  • Quy hoạch còn nhếch nhác nên ảnh hưởng phát triển kinh tế địa phương;
  • Hệ thống giao thông với phần lớn đường nhỏ, không thể đi lại với các loại xe ô tô;
  • Cơ sở hạ tầng, điều kiện sống không đáp ứng về dài hạn nên khó thu hút khách hàng (nhà đầu tư, khách du lịch, chuyên gia, nhà xuất khẩu, cũng như doanh nghiệp tại địa phương dễ chuyển đi địa bàn khác.
  • Khó giải quyết việc làm dẫn đến tình trạng di cư lớn từ các tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng gây nên mất cân bằng hạ tầng giao thông, giảm chất lượng môi trường sống;
  • Xuất hiện chảy máu chất xám và nguồn vốn từ vùng nông thôn này đến nơi khác, cụ thể: doanh nghiệp ở địa phương chuyển sang nơi khác đầu tư; gia đình các bác sĩ, giáo viên, công chức có năng lực dễ chuyển đến các thành phố lớn, trung tâm đô thị với điều kiện sống, học tập, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí tốt hơn;
  • Dựa trên tiêu chí nông thôn mới, chính quyền và cộng đồng dân cư dễ bằng lòng với chính mình, dễ bị động, không có động lực tìm phương hướng và giải pháp phát triển thương hiệu nông thôn.
  • Gây ra khó khăn về dài hạn khi phát triển hạ tầng giao thông, đền bù, giải tỏa, quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên môn hóa hoặc khó liên kết giữa các đối tác trong phát triển sản phẩm an toàn, sản phẩm công nghệ cao,
  • Khó khăn trong việc giao thông đi lại, nhất là xu hướng xe ô tô 4 chổ trở lên đang ngày càng phổ biến, dẫn đến áp lực giao thông đi lại của khách hàng nhà đầu tư, khách du lịch, cư dân địa phương ngàng càng tăng, làm tăng chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm;
  • Khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ bệnh viện, giáo dục, vui chơi giải trí, du lịch, cũng như khó quản lý tập trung của chính quyền cơ sở;
  • Với 90% người dân ở vùng nông thôn nên việc hạn chế phát triển thương hiệu nông thôn sẽ khó phát huy mọi nguồn lực, dễ kìm hãm phát triển kinh tế cũng như thương hiệu địa phương và quốc gia.

Những tác động tiêu cực đến chất lượng sống người lao động, gia đình và trẻ em

Việt Nam hiện có 46 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%.[82]. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Những hạn chế này dẫn đến tình trạng:

  • Người lao động phân tán, di cư đến các nơi các vùng ven đô thị để tìm việc làm
  • Nhiều người đi xuất khẩu lao động, làm lao động phổ thông ở các nước;
  • Thất nghiệp ở địa phương gia tăng;
  • Mức thu nhập thấp;
  • Người lao động làm việc ở các khu công nghiệp bị sức ép về thu nhập, thời gian làm việc;
  • Điều kiện sống không đảm bảo, tiện nghi thiếu thốn, thu nhập không đủ sống ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và các thế hệ trẻ em Việt Nam.

                                                                 Ph.D Bùi Văn Quang www.loba.com.vn

  MENU