Hoạt động của Hiệp hội còn bị động
Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam với chủ tịch hiệp hội thường là giám đốc doanh nghiệp trong hội nên không có nhiều thời gian xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các hoạt động. Phần lớn các hội viên là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít quan tâm đến hội thảo, các báo cáo nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực kinh doanh để định hướng chiến lược kinh doanh.
Những rào cản khi liên hệ hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp các quận, tỉnh hoặc cấp thành phố để hỗ trợ các báo cáo, tập huấn miễn phí cho các hội viên đều được các chủ tịch hiệp hội chỉ nơi liên hệ là các thư ký Hiệp hội doanh nghiệp. Đến lượt các thư ký văn phòng trở thành người quyết định tất cả do họ không hiểu hết lợi ích mang lại cho các thành viên như thế nào.
Hạn chế trong hỗ trợ hội viên
Do cách tổ chức còn hạn chế, còn bị động nên khi nhiều hội viên tham gia hiệp hội chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ; các nội dung báo cáo chủ yếu từ các thành viên trong hiệp hội nên không có gì mới nên phần lớn các hội viên mất niểm tin và xa rời các hiệp hội doanh nghiệp.
Mối liên kết với các đại học và các viện còn hạn chế
Đồng thời, mối liên kết giữa hiệp hội doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu còn hạn chế. Trong khi đó, những tập đoàn lớn với thương hiệu mạnh như tập đoàn Intel, Công ty DooSan Vina, Misubishi rất tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp ý kiến phản hồi chương trình đào tạo của nhà trường, tham gia vào quá trình đào tạo, cùng tham gia hoặc tổ chức các hoạt động seminar, hỗ trợ trang thiết bị hoặc chia sẽ tài liệu, phối hợp thực hiện các dự án.
Những hạn chế trong hoạt động doanh nghiệp cũng như thiếu hỗ trợ, liên kết từ Hiệp hội, nhất là liên quan phát triển thương hiệu từ trong nội bộ doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng sản xuất kinh doanh dễ bị khủng hoảng, phá sản, giải thể.
KINH NGHIỆM CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC
HIệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc có đội ngũ chuyên gia giỏi, liên kết chặt chẽ với các trường đại học trong nước và ở nước ngoài, kết hợp cùng báo cáo hội thảo, sử dụng các nghiên cứu cho định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư,…
Bài học kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu hiệp hội kênh phân phối
Chẳng hạn, Hiệp hội các nhà phân phối hàn Quốc- KODIA, có tạp chí bán lẻ riêng, liên kết chặt chẽ với giới khoa học, các trường đại học cũng như cộng đồng doanh nghiệp, sử dụng các báo cáo nghiên cứu khoa học, ví dụ xu hướng người tiêu dùng, xu hướng phát triển các kênh phân phối hiện đại, xu hướng chọn mua dựa trên công nghệ mới,… Thậm chí, Hiệp hội KODIA vươn ra các nước để hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở nước ngoài. Những hình thức hoạt động khác nhau như:
Liên kết giữa các Hiệp hội với các văn phòng xúc tiến chi nhánh ở nước ngoài
Ph.D. Bùi Văn Quang –www.loba.com.vn