Ngành May mặc và Giày dép là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam với hơn 6.000 nhà máy, sử dụng trực tiếp khoảng 3,5 triệu lao động, trong đó khoảng 80% là lao động nữ di cư từ những vùng nông thôn ở các địa phương khác đến tìm kiếm cơ hội cải thiện kinh tế cuộc sống và thoát nghèo.
Tuy nhiên, những cơ hội đó có thể thuận lợi như giải quyết việc làm nhưng những thách thức đặt ra như sau:
· Thiếu nhà giữ trẻ: Phần lớn nhà máy nằm ở các khu công nghiệp-những nơi thiếu cơ sở trông giữ trẻ do cung vượt cầu.
· Không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình: Do thời gian làm việc nhiều, họ không có thời gian nghĩ ngơi để tái tạo sức lao động hoặc học hỏi nâng cao kiến thức cũng như không có thời gian chăm sóc gia đình.
· Bất cập trong công tác bảo vệ sản phụ: Lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ làm việc nhiều giờ, tăng ca trong điều môi trường không thuận lợi nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trước và sau sinh của người mẹ, gây hậu quả đến sức khỏe và sự phát triển của thế hệ tương lai;
· Thời gian làm việc và tăng ca nhiều: Thời gian làm việc được hạn chế ở mức 48 giờ mỗi tuần, cộng với tối đa 300 giờ làm thêm mỗi năm. Tuy nhiên, công nhân thường làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập mới có thể đủ trang trải những chi phí cơ bản;
· Lương thấp và không có khả năng tích lũy: Với chi phí đắt đỏ các khu đô thị như: gửi trẻ, học hành, nhà cửa, tiền chợ trong khi mức lương quá thấp nên phần lớn công nhân sống dưới chuẩn lương đủ sống, khó có cơ hội tích lũy để mua nhà cửa, chung cư;
· Sức khỏe và dinh dưỡng của lao động nữ nuôi con nhỏ: Hầu hết các nhà máy đều có căn-tin và cung cấp bữa ăn miễn phí nhưng suất ăn không đủ dưỡng chất nên lao động nữ có sức khỏe và dinh dưỡng kém và họ không có nhiều thời gian hay nhiều tiền để tự nấu cho bữa ăn đủ chất;
· Người lao động và trẻ em bị bỏ lại phía sau : Khoảng 80% lực lượng lao động ngành May mặc và Giày dép là người nhập cư nên họ đối mặt những khó khăn khi thuê nhà ở địa phương khác như: Điều kiện làm việc nặng nhọc; công nhân thường gửi con về quê sống xa cha mẹ(khoảng 15% -20% lao động); khó tiếp cận các dịch vụ công như: chăm sóc y tế, giáo dục; môi trường hạn chế tiện nghi;
· Khó có cơ hội lập gia định: Do môi trường lao động phần lớn là nữ nên phần lớn phụ nữ khó có cơ hội lập gia đình.
Nguồn: Tổng hợp từ: Nghiên cứu Unicef (2015) - Tác động của ngành May mặc và Da giày đối với trẻ em Việt Nam