Phát triển thương hiệu nông thôn – bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới

Với quan điểm phát triển thương hiệu nông thôn chủ yếu dựa trên đánh giá của khách hàng địa phương có những ưu điểm như:

Thứ nhất về đường giao thông:

Theo tiêu chuẩn về phát triển nông thôn mới, đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường trục thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Do vậy, hiện nay các vùng huyện, xã, phần lớn đường trong thôn xóm, nhánh với bề rộng chỉ 1 xe 4 chổ chạy được nhưng không thể tránh, đôi khi vòng quanh co, không lề, thiếu vẽ mỹ quan.

Theo tiêu chuẩn thương hiệu nông thôn dựa trên khách hàng: Ví dụ khách hàng là nhà đầu tư sẽ không chọn những đường vùng nông thôn với bề rộng chỉ 1 xe, mà chọn những vùng có những đường rộng, ít nhất 2 xe 4 chổ tránh nhau mới có thể đầu tư nhà xưởng, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm; Hoặc khách du lịch chỉ ghé lại những nơi có đường rộng để dừng xe, nơi có dịch vụ kèm theo như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ thương mại, cửa hàng phân phối mà không cản trở giao thông.

Tiêu chuẩn nông thôn dựa trên khách hàng địa phương không bị lạc hậu

Tiêu chuẩn nông thôn mới có tính ổn định nên các cấp chính quyền thực hiện và có xu hướng tự mãn khi đã đạt tiêu chuẩn, trong khi xây dựng thương hiệu nông thôn dựa trên nhu cầu khách hàng luôn biến động với yêu cầu chất lượng ngày càng cao như:

  • Trước đây phần lớn người dân đi xe 2 bánh nhưng hiện nay xe ô tô xuất hiện khá nhiều, kèm theo nhu cầu giao thông đi lại cũng như xe ô tô công nghệ ngày càng tăng;
  • Thu nhập người dân và đời sống dân trí ngày càng cao nên đòi hỏi của khách hàng về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng, khu vực mua sắm, giao lưu buôn bán, dịch vụ giải trí phải tăng theo thời gian.

Tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu nông thôn hiệu quả tích cực hơn

Tiêu chí nông thôn mới có thể không dựa trên đáp ứng khách hàng bên trong và bên ngoài như:

· Không tiết kiệm chi chí giao thông đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa, dịch vụ;

· Chưa thuận lợi cho việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất và dịch vụ khác nhau;

Trong khi đó, tiêu chuẩn liên quan thương hiệu nông thôn, chính quyền và cộng đồng phải luôn thay đổi về hệ thống hạ tầng, nhất là giao thông, tiện ích cuộc sống, trường học, bệnh viện, thương mại, giải trí, để nâng cao khả năng cạnh tranh với nông thôn, địa phương khác, thậm chí quốc gia và toàn cầu.

Ph.D. Bùi Văn Quang –www.loba.com.vn

 

  MENU