Phát triển địa phương dựa trên pci và chiến lược cạnh tranh

Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai hệ thống khảo sát chuẩn đoán năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thành (Provincial Competitiveness Index, PCI). Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 cho đến nay, tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. Chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

Cách thức thực hiện

Để xây dựng PCI, VCCI tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh nghiệp dân doanh trả lời điều tra PCI. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các bộ, ngành...

Text Box: Hình  7.1:  Các chỉ số thành phần của năng lực cạnh tranh  https://farm3.staticflickr.com/2900/14108433921_53ebd0eea8_z.jpg

Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Những chỉ số đó là:[92]

  • Gia nhập thị trường
  • Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
  • Tính minh bạch
  • Chi phí thời gian
  • Chi phí không chính thức
  • Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
  • Cạnh tranh bình đẳng
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
  • Đào tạo lao động
  • Thiết chế pháp lý

Những điểm tích cực

Đây là nguồn thông tin quan trọng được thu thập chủ yếu từ các doanh nghiệp liên quan môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo về địa điểm đầu tư, là động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam [92].

 Theo thống kê của VCCI, đã có hơn 40 tỉnh, thành phố sử dụng kết quả PCI để ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình hành động (của Tỉnh uỷ, UBND) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh chất lượng điều hành kinh tế. Thậm chí có địa phương xây dựng tổ công tác chuyên hỗ trợ địa phương cải thiện môi trường cạnh tranh dựa trên các chỉ số CPI.

Việc dựa vào thông tin điều tra cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương nỗ lực cải thiện, mang lại cải thiện đáng kể, tạo động lực phát triển tốt hơn thông qua cạnh tranh với nhau, mang lại môi trường kinh doanh mỗi địa địa phương và quốc gia được cải thiện, Đồng thời, bộ máy quản lý cũng dựa vào đó để cải tiến thủ tục, quy trình, năng lực điều hành tốt hơn.

Những hạn chế khi các địa phương chỉ dựa vào PCI

Tuy nhiên, việc các tỉnh, thành phố chỉ tập trung vào định hướng chiến lược địa phương thông qua cải thiện chỉ số CPI sẽ có những hạn chế như sau:

  • Các chỉ số năng lực cạnh tranh chủ yếu khảo sát qua cộng đồng doanh nghiệp tại mỗi địa phương, bỏ qua đối tượng khác như khách du lịch, chuyên gia, cộng đồng dân cư và đội ngũ công chức nên giải pháp chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế cũng như thương hiệu địa phương;
  • Một số địa phương đã có chỉ số cải thiện nhưng xét về tổng thể, việc phát triển thương hiệu địa phương chưa có định hướng đúng về nhận thức và hành động như cách định vị khác biệt, các chiến lược thương hiệu linh hoạt, hệ thống nhận diện, cách quản lý thương hiệu;
  • Chưa phát huy và khai thác hết sự đóng góp nguồn nhân lực bên trong như các lãnh đạo các cấp chính quyền, các ban ngành, cộng đồng dân cư và phối hợp họ với nhau cùng định hướng và hành động, loại bỏ các rào cản giữa các ban ngành, qua đó sẽ mang lại sức mạnh tổng thể trong khai thác nguồn lực bên trong và bên ngoài.

Ph.D  Bùi Văn Quang –www.loba.com.vn

  MENU