Những tiềm năng du lịch chưa được khai thác và những rào cản tại các địa phương

Việt nam với nguồn tài nguyên môi trường cảnh quan biển đảo đẹp, hấp dẫn và di sản văn hóa biển đảo phong phú, đặc sắc. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch ở khu vực này hiện tại lại chưa tương xứng.

Tài nguyên phong phú chưa được khai thác

Vùng duyên hải miền trung là nơi sinh tụ của hơn 10 triệu cư dân. Bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận dài 1.897 km, chiếm 65,3% tổng chiều dài bờ biển của Việt Nam (3.444 km), với hàng chục bãi biển đẹp nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Lăng Cô, Non Nước, Cửa Ðại, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Ninh Chữ, Mũi Né....

Khu vực biển miền trung còn có hơn 500 hòn đảo ven bờ, trong đó có nhiều đảo có môi trường biển trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ động-thực vật biển phong phú, với nhiều loài thủy sinh đặc hữu... là nguồn tài nguyên tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biển. Các đảo: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa)... từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm đến trong hành trình du lịch biển đảo Việt Nam.

Tiềm năng đã có, nhưng hầu như cách khai thác du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do vậy, thách thức đặt ra là làm thế nào từ cấp Quốc và địa phương phối hợp sao cho không phát triển manh mún, đảm bảo để tiềm năng không bị lãng phí hay khai thác nửa vời.

Những hạn chế phổ biến về khai thác du lịch

· Quy hoạch và phát triển hạ tầng yếu kém;

· Không đa dạng hóa để tạo ra những dịch vụ du lịch đặc sắc;

· Không thu hút được nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính;

· Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế;

· Dịch vụ bệnh viện, trường học không phát triển;

· Các điều kiện tối thiểu như điện nước ngọt không đáp ứng;

Nguyên nhân gây ra hạn chế

Chính quyền địa phương và các sở ngành thiếu giải pháp cần thiết: Nhiều khu đảo thiếu điện, thiếu nước, ô nhiễm môi trường tự nhiên là do cách quản lý yếu kém như:  Quy hoạch không bài bản, hạ tầng giao thông khập khiểng dẫn đến kinh doanh nhỏ lẻ tự phát, hệ thống thu gom, xử lý nước thải yếu kém nên người dân và khách du lịch đễ gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều địa phương không có định hướng đầu tư phù hợp:  Với tư duy phát triển du lịch còn hạn chế nên việc khai thác du lịch thiếu chiến lược tổng thể từ quy hoạch, hạ tầng giao thông, tiện nghi du lịch  nên dịch vụ du lịch nghèo nàn, công suất không đảm bảo. Hơn nữa, cách quản lý tiêu cực tạo du lịch từ phát phát triển đã ảnh hưởng đến ô nhiễm tài nguyên môi trường, sinh vật biển, san hô.nên có chính sách tiêu cực như cấm hoặc hạn chế cũng như tăng giá vé đối với du khách đến tham quan để cân đối cung cầu.

Thiếu kiểm soát từ cấp Trung Ương: Việc giao quyền phát triển du lịch thiếu kiểm soát nên có địa phương khai thác tốt nhưng nhiều địa phương chưa có chiến lược phát triển du lịch. Đồng thời, các địa phương không được hỗ trợ từ cấp Quốc gia về chiến lược phát triển du lịch, nguồn vốn đầu tư và thiếu kiểm tra đánh giá về hoạt động và tính hiệu quả các khu du lịch.

Kết quả từ phát triển du lịch manh mún  

  • Nguồn thu từ tài nguyên chủ yếu phục vụ cho doanh nghiệp hoặc nộp về ngân sách địa phương trong khi thu nhập người dân và chất lượng cuộc sống không được cải thiện;
  • Khách chi tiêu không nhiều, số lượng khách không tăng qua thời gian; không giải quyết việc lạm nhiều cho lao động địa phương; mức chi tiêu của du khách thấp; nguồn doanh thu du lịch không có nhiều; Nguồn ngân sách không phục vụ cho cộng đồng dân địa phương , nên đời sống vật chất và tinh thần người dân xuống thấp.

Do vậy, cần chọn nhà tư vấn hỗ trợ chiến lược phát triển tổng thể từ quy hoạch, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đến kế hoạch hành động phát triển sản phẩm du lịch sẽ thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư uy tín để thu hút khách du lịch

             Ph.D Bùi Văn Quang –Trích từ sách phát triển thương hiệu Quốc gia và địa phương

  MENU