Chiến lược thương hiệu sản phẩm địa phương

Các địa phương bên cạnh thu hút đầu tư cũng cần phải biết dựa trên lợi ích căn bản lâu dài của đất nước, lựa chọn đối tác, dự án phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia, của địa phương, của ngành nghề lĩnh vực nhận đầu tư; phù hợp với định hướng phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường sinh thái và chú ý đến sự ảnh hưởng chất lượng sống của người lao động về dài hạn.

Giá trị các mặc hàng xuất khẩu bị phụ thuộc vào nước ngoài

Các mặt hàng xuất khẩu phần lớn của Việt Nam vẫn là xuất nguyên liệu thô, chưa có lợi thế rõ rệt, xét cả về hàng hóa và quy trình. Việc xuất khẩu sản phẩm của các ngành công nghiệp hiện nay đang chủ yếu dựa vào gia công cho nước ngoài như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, nhựa. Hàng hóa xuất khẩu hầu hết dưới nhãn hàng của các nước ngoài hoặc làm nguyên liệu để chế biến thành thành phẩm dưới thương hiệu của nước khác.

Chẳng hạn, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế với 10 sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu chính, trong đó có 8 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, thủy sản, điều, hồ tiêu, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ) và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản,…[8]

Mặc dù vậy, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị chưa cao do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước, thậm chí bị ép giá khi xuất các loại rau, củ quả tươi không qua khâu xử lý sau thu hoạch. Đồng thời, thời gian bảo quản sản phẩm ngắn, số lượng và chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng dễ thất thoát vì không được đầu tư đúng cách.

Chẳng hạn, tuy đã là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng gạo Jasmine trồng tại Việt Nam còn được Thái Lan mua về xử lý và phân loại lại để xuất dưới thương hiệu của Thái Lan [6].

Thay đổi chiến lược thương hiệu theo hướng nâng cao giá trị 

Chiến lược thương hiệu quốc gia phải chuyển từ sản xuất theo số lượng lớn sang phát triển theo chiều sâu nhằm xuất khẩu giá trị cao với thương hiệu Việt Nam theo hướng:

  • Các sản phẩm các ngành công nghiệp phải áp dụng công nghệ cao với đặc trưng sử dụng nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật để làm điểm tựa và là đầu tàu trong tăng trưởng xuất khẩu, tăng giá trị và hiệu quả, kiểm soát được giá cả xuất khẩu, ổn định được cung cầu và duy trì đầu tư và sản xuất trong nước.
  • Liên kết phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp, giúp bảo quản và dự trữ lâu dài, giải quyết mâu thuẫn được mùa mất giá, bảo đảm người sản xuất có nguồn lực đầu tư, nâng cao thu nhập;
  • Chính quyền cùng doanh nghiệp liên kết người sản xuất hỗ trợ các khâu từ giống, nuôi trồng, thu hoạch, đóng gói, bảo quản theo tiêu chuẩn sản phẩm sạch cũng như cách thức xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông lâm nghiệp;
  • Mở rộng thị trường và khách hàng trong đó chú ý thị trường nhu cầu chất lượng với giá trị cao, tránh bị phụ thuộc một vài thị trường nước ngoài.

Một số bài học điển hình

Trường hợp công ty Gỗ Trường Thành

      Vào thời kỳ trước 2008, công ty Gỗ Trường Thành là một doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Việt Nam sang thị trường Mỹ nhưng chủ yếu dưới dạng gia công theo đơn hàng xuất khẩu. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, trong đó ở Mỹ có ngành bất động sản, xây dựng, ngân hàng, đã làm sản phẩm công ty không xuất khẩu được, tồn kho nhiều, nợ ngân hàng tăng vài ngàn tỷ. Sau một thời gian bán cổ phần, đến nay doanh nghiệp đã bị Vingroup thôn tính.

 Trường hợp các sản phẩm nông nghiệp

 Một số sản phẩm nông nghiệp bị phụ thuộc một số các tay lái thu mua Trung Quốc như các loại trái cây (Dưa hấu, Thanh Long,…), hải sản (Tôm, cá,..); hoặc các sản phẩm khác phụ thuộc thương hiệu nước ngoài. Tình trạng này dẫn đến khủng hoảng sản xuất và cuộc sống của người nông dân khi phải phá bỏ các loại cây trồng như cà phê, tiêu, dưa hấu, thanh long do không đủ giá thành sản xuất, làm kiệt quệ nền kinh tế .

Ph.D. Bùi Văn Quang –www.loba.com.vn

  MENU