Thời gian qua, có nhiều địa phương khi linh hoạt tạo điều kiện nhà đầu tư khai thác các tài nguyên thiên nhiên vào phục vụ du lịch nhưng vấp phải những quan điểm khác nhau trên các phương tiện truyền thông. Điều này dẫn đến những kết quả tiêu cực như:
Có những quan điểm khác nhau cụ thể như sau:
Quan điểm 1: Hướng phát triển du lịch dựa trên bảo tồn, giữ gìn không thay đổi hiện trạng
Theo quan điểm này, mỗi khi một nhà đầu tư thực hiện dự án liên quan môi trường sẽ dễ bị chỉ trích và dự án doanh nghiệp bị các cơ quan chức năng dừng lại nên gây ra ứ đọng vốn, phải trả phí phí phát sinh liên quan lao động và chi phí liên quan.
Theo quan điểm hướng đến bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng
Những nhược điểm theo quan điểm này:
Không thu hút được khách du lịch và nhà đầu tư; kìm hãm phát triển các dịch vụ du lịch; hạn chế nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng; không giải quyết việc làm cho người lao động địa phương; doanh nghiệp mất thời gian, vốn, đôi khi bị liên lụy đến pháp luật; chính quyền đôi khi bị quy vào trách nhiệm khi hợp tác với nhà đầu tư dẫn đến các cán bộ, các ban ngành dễ bị động;
Quan điểm 2: Thực hiện bảo tồn và tôn tạo đi đôi với phát triển du lịch
Theo quan điểm này, địa phương chọn các nhà đầu tư thực hiện dự án du lịch nhưng vẫn bảo tồn các cảnh quan, tài nguyên rừng, môi trường biển và các di tích nhưng cần có cơ chế, chính sách tạo thuận lợi và nhà đầu tư được chọn cũng cần có uy tín, kinh nghiệm để bảo đảm tính khả thi.
Những ưu điểm
Đối với địa phương:
Đối với cộng đồng dân cư:
GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN VÀ TÔN TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Thành lập hội đồng phát triển thương hiệu du lịch (trực thuộc ủy ban du lịch quốc gia): Thông thường có những quan điểm ở những khía cạnh khác nhau. Những nguyên nhân xảy ra như:
Phân biệt được quan điểm lạc hậu, bảo thủ: Chẳng hạn, một dự án mới nhưng những người đang quản lý không có kinh nghiệm hoặc người tham gia góp ý chiếm số đông chưa hiểu hết những lợi ích tổng thể mang lại cho địa phương và hướng giải quyết như thế nào nên đôi khi chỉ trích theo hướng tiêu cực. Đồng thời, các cơ quan báo đài đưa tin và các cơ quan chức năng can thiệp vào như dừng dự án, rút giấy phép hoặc chờ giải quyết trong thời gian dài nên dự án bị phá sản.
Có chính sách quản lý các quan điểm theo hướng tích cực
Thực tế, những người có kinh nghiệm hiểu vấn đề mới đôi khi không có điều kiện tham gia quản lý hoặc góp ý chiếm số ít nên quan điểm đánh giá tổng thể nghiêng về quan điểm bảo thủ, lạc hậu. Đồng thời, họ cũng ít lên tiếng do sợ bị chỉ trích, bị kiểm điểm hoặc bị quy trách nhiệm khi vướng vào các thông tin truyền thông. Trong khi những ý kiến hay phản đối lại hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Thực tế chứng minh, nhiều dự án bị chỉ trích nhưng khi thực hiện vẫn mang lại kết quả tốt. Chẳng hạn, dự án Bà Nà Hills từng bị chỉ trích về việc gây ảnh hưởng tài nguyên rừng, môi trường sống động vật nhưng đóng góp của dự án để thu hút khách du lịch đến du lịch Đà Nẵng và kinh tế xã hội trong vùng là rất lớn. Dự án Vinpearl Nha Trang cũng từng bị nhiều phản ứng trái nhiều, bị dừng dự án hàng năm trời nhưng kết quả sau khi thực hiện đã mang lại khá tích cực, là điểm nhấn quan trọng thu hút khách du lịch đến với TP. Nha Trang cũng như đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm cho địa phương.
Ph.D. Bùi Văn Quang - Trích từ sách phát triển thương hiệu Quốc gia và địa phương